THÔNG TIN CHI TIẾT
Tên tiếng Việt: Chua me lá me, Cây dũ, Sinh mộc, Sinh diệp mắc cỡ, Mác hàm (Tày)
Tên khoa học: Biophytum sensitivum (L.) DC. - Oxalis sensitiva L.
Họ: Oxalidaceae
Công dụng: Nôn ra máu, đái ra máu, mụn nhọt, đau dạ dày, ruột, ỉa chảy (cả cây sắc uống). Rễ sắc uống chữa bệnh lậu, sỏi thận. Tro của cây lợi tiêu hóa.
A. Mô tả cây
Cây chua me lá me là một loại cỏ cao chừng 20cm, thân có lông, không phân nhánh, tận cùng bằng một túp gồm 15-20 lá dài đến 6-12cm, kép dìa chẵn gồm 10-14 đôi lá mềm, nhẵn. Những lá chét ở giữa hình thang, cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Còn mọc ở nhiều nước khác ở Châu Á (Philipin, Ấn Độ)
C. Thành phần hoá học
Theo Garcia E (1944 Phlippin J Sci 76:6-8). Trong cây này có một chất giống insulin và có thể dùng điều trị những trường hợp mắc bệnh đái đường. Trong lá cũng có kali axalat axit. Hoạt chất khác chưa rõ.
D. Công dụng và liều dùng
Ở nước ta chưa thấy dùng làm thuốc. Chỉ thấy có người dùng lá nấu với rau muống cho vị chua mát. Có thể nghiên cứu dùng chữa bệnh đái đường như ở Philipin.