2. Phân bố, sinh thái
- Chi Actinodaphne Nees gồm những loài đều là cây gỗ, bụi, phân bố chủ yếu ở Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; ở Việt Nam Có 8 loài. Tam tầng phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi (độ cao dưới 600m), từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa… đến các tỉnh Tây Nguyên. Cây ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh, ven rừng nguyên sinh; đôi khi thấy ở bờ các nương rẫy hay chân đồi vùng trung du.
- Tam tầng ra hoa quả hàng năm, song mùa hoa quả của cây mọc ở các tỉnh phía bắc so Với ở phía nam có thể chênh nhau khoảng một tháng. Cây có khả năng tái sinh sau khi bị chặt.
3. Bộ phận dùng
Vỏ, thân, lá.
4. Thành phần hóa học
Tam tầng chứa alcaloid aporphin: actino daphnin, N – methyl laurotetamin. Các hợp chất lactonic: lancifolid Các chất nhựa actifolin.
5. Tính vị, công năng
Tam tầng có Vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, tiêu thũng, phá tích, giải độc, trừ ho.
6. Công dụng
Lá tam tầng được dùng chữa đau dạ dày, kiết lỵ, sởi. Vỏ cây chữa thấp khớp. Ngày 15 – 30g sắc uống. Ở Vân Nam – Trung Quốc, lá tam tầng giã nát đắp chữa đòn ngã tổn thương, áp xe, lở ngứa.