Tam Thất Nam
Tam thất gừng (cây thuộc họ gừng), Ngải năm ông, Khương tam thất. Cái tên tam thất nam tức cây được trồng ở Việt Nam.
Tên khoa học
Stahlianthus thorelii
Khu vực phân bố
Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía bắc, hiện nay đã có nhiều tỉnh trồng cây thuốc này như Lào cai, Hòa Bình
Cây Tam Thất Nam
Bộ phận dùng
Bộ phần dùng làm thuốc là củ tam thất nam. Vì củ tam thất nam có một đặc điểm là rất giống với củ tam thất bắc (đặc điểm khác nhau: Củ tam thất nam nhẵn, tam thất bắc củ sần sùi, nhiều nhánh), củ lại rất cứng nên cây còn gọi là tam thất nam.
Về đặc tính điều trị bệnh dược tính của tam thất nam không bằng tam thất bắc (một cây cùng họ với nhân sâm)
Cách chế biến và thu hái
- Cây thu hái vào tháng 10 hàng năm, củ được thu và phơi khô làm thuốc,
- Củ tam thất nam rất cứng, củ nhẵn chứ không sần sùi như tam thất bắc
Cây Tam Thất Nam
Công dụng
Tam thất nam có vị đắng nhẹ, tính bình có tác dụng rất tốt đối với bệnh phụ nữ. Sau đây là một số tác dụng quý của vị thuốc này:
- Điều trị trấn thương, phong thấp đau nhức xương.
- Điều trị Thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều.
- Điều trị Trùng độc cắn và rắn cắn.
- Điều trị hành kinh chậm kỳ, máu xấu lởn vởn không tươi.
- Điều trị ăn kém tiêu, nôn đầy.
- Điều trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, vòng kinh dài ngắn không chừng.
Đối tượng sử dụng
- Phụ nữ sau khi sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, chóng mặt, đau đầu mỏi mệt
- Bệnh nhân phong thấp đau nhức xương
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều
- Người bị chảy máu cam
- Người bị rắn độc cắn
Cách dùng, liều dùng
Tán bột: dùng mỗi lần 4-5g, ngày uống 2-3 lần
Vị thuốc trên không dùng ngâm rượu vì rượu sẽ làm mất đi dược tính của vị thuốc này (Hiện nay, có một tật xấu là hầu hết cây nào người ta cũng đem ngâm rượu, để biết cây thuốc có ngâm rượu được không trước khi ngâm bạn nên tham khảo thông tin tại caythuocdangian.net nhé )
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa mỗi người