Cây thàu táu


Cây thàu táu, Cây thàu táu là gì, công dụng của Cây thàu táu, cách sử dụng Cây thàu táu

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên tiếng Việt: Ngăm, Thàu táu đài nhỏ, Tai nghé biệt chu, Thàu táu gốc khác, Móp, Mót, Mương, Ngom, Thâm ngâm

Tên khoa học: Aporosa dioica (Roxb.) Muell.-Arg.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Công dụng: chữa ho và cầm máu vết thương

 

 

 

 

Cây thàu táu 1

A. Mô tả

  • Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao 2-11m; các cành non có lông sớm rụng, màu xám nhạt. Lá có phiến bầu dục, hình trứng ngược hay có khi hình mũi mác, dài 6-15cm, rộng 2-6,5cm, đầu tù, gốc nhọn, mép có răng thưa ở 1/2 trên; gân phụ 5-7 cặp, cuống dài 0,5-1cm, ít lông.
  • Cây có hoa khác gốc. Bông đực dài 1,5-2cm; nhị 3. Hoa cái thành bông ngắn hay xim co ở nách; bầu có lông, vòi nhụy 2. Quả nang xoan, cao tới 13mm, rộng 8mm, màu nâu; hạt 1-2, dài 8-9mm.
  • Ra hoa tháng 4-7.

B. Bộ phận dùng

Vỏ, rễ, lá – Cortex, Radix et Folium Aporusae Dioicae.

C. Nơi sống và thu hái

Loài của Á châu nhiệt đới, thường mọc trong các rừng thưa, trên đồi, trảng cây bụi ở Hà Giang, Vĩnh Phú, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh.

D. Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Quả ăn được.
  • Ở Campuchia, vỏ Thàu Táu dùng làm thuốc chữa sâu răng. Rễ cây, phối hợp với các vị thuốc khác dùng trị các bệnh xẩy ra sau khi sinh.
  • Ở Vân Nam (Trung Quốc) lá tươi dùng trị sang ung thũng độc.
  • Dân gian cũng dùng các bộ phận của cây chữa ho lao và cầm máu vết thương.