Chè dây


Chè dây, Chè dây là gì, công dụng của Chè dây, cách sử dụng Chè dây

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên tiếng Việt: Chè dây, Chè hoàng giang

Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch. - Cissus cantoniensis Hook. et Arn.

Họ: Vitaceae

Công dụng: Chữa sưng vú (Lá giã đắp). Đau dạ dày hành tá tràng (Cành lá đun nước uống).

Cây che dây hay còn gọi là Thau rả có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch. Lá cũng dùng nấu nước uống thay chè. Gần đây, Viện Y học Cổ truyền Dân tộc đã sử dụng Chè dây dạng cao khô để điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng.

Chè dây 1

Cây chè dây –  Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

1. Mô tả:

Dây leo, cành hình trụ mảnh; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh; nụ hoa hình trứng; hoa mẫu 5. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, màu đen, chứa 3-4 hạt.

Ra hoa tháng 6, có quả tháng 10.

2. Bộ phận dùng:

Dây lá – Ramulus Ampelopsis.

3. Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc dại theo bờ bụi ở nhiều nơi: Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An… tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Người ta thu hái dây lá tươi quanh năm.

Chè dây 2

Chè Dây khô

4. Tính vị, tác dụng:

Vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Lá cũng dùng nấu nước uống thay chè. Gần đây, Viện Y học Cổ truyền Dân tộc đã sử dụng Chè dây dạng cao khô để điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng.