Cỏ gừng


Cỏ gừng, Cỏ gừng là gì, công dụng của Cỏ gừng, cách sử dụng Cỏ gừng

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên tiếng Việt: Cỏ gừng, Cỏ cựa gà, Cỏ ống, Phổ địa thử

Tên khoa học: Panicum repens L.

Họ: Poaceae

Công dụng: Điều kinh, lợi tiểu, chữa phong thấp, viêm thận, trẻ em sốt cao (cả cây).

 

A. Mô tả:

Cỏ sống lâu năm vì thân rễ ngầm trắng vàng, đường kính 1-3mm, có vảy, đầu nhọn (cựa gà) mang những bó rễ con. Thân cây mọc thẳng đứng, thường nhẵn. Lá xanh mốc ở trên, xanh đậm ở dưới, không lông, trừ rìa lông ở bẹ và gốc lá, mép có lông dày, chùy hoa ở ngọn, các bông nhỏ xanh rồi trắng, cao 3mm.

B. Bộ phận dùng:

Thân rễ – Rhizoma Panici Repentis.

C. Nơi sống và thu hái:

Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang rất phổ biến ở ven bờ ruộng và nơi khô ven đường. Thu hái thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô trong râm.

D. Tính vị, tác dụng:

Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu.

E. Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Phong thấp nhức mỏi, bại sụi
  • Ðàn bà huyết nhiệt, kinh nguyệt không đều, bạch đới;
  • Viêm thận và bàng quang;
  • Trẻ em kinh phong, sốt cao, tiểu ít hoặc bí đái, ban sởi;
  • Giải độc ăn uống;
  • Phát ban da, đơn độc, rắn cắn.
  • Ngày dùng 10-20g sắc uống, thường đun sôi 10 phút rồi hãm trong 1/2 giờ.

Ðơn thuốc:

Chữa rắn cắn, chó cắn, dùng Củ cỏ ống, Củ sả, Củ bồ bồ, Vỏ gáo vàng, Phèn phi, trái Chanh giấy. Cân lượng đồng đều, bao nhiêu cũng được. Lúc gấp hiệp chung, quết nhừ, vắt lấy nước uống, xác đắp chỗ đau. Lúc hoãn, tán ra bột, vò viên bằng hạt tiêu, mỗi lần uống 5-10 viên (kinh nghiệm ở An Giang).