Dâu tây


Dâu tây, Dâu tây là gì, công dụng của Dâu tây, cách sử dụng Dâu tây

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên tiếng Việt: Dâu tây

Tên khoa học: Fragaria vesca L.

Họ: Rosaceae.

Công dụng: Chữa sỏi thận, tê thấp, ỉa chảy (cả cây). Thuốc bổ máu (Quả).

Mô tả:

  • Cây thảo sống dai; thân bò lan trên mặt đất. Lá kèm thường có ba lá chét khía răng, lá kèm hẹp. Hoa trắng; 5 tiểu đài, 5 lá đài, màu trắng, hình hơi tròn hay bầu dục ngược, cánh hoa 5; nhị nhiều. Bao hoa và nhị mọc ở mép đế hoa hình chén. Đáy chén có một cột lồi mang nhiều lá noãn rời; mỗi noãn chứa một noãn. Quả bế tụ tập trên trục đế hoa to ra và mọng nước thành khối màu đỏ.
  • Quả tháng 3-6.

Bộ phận dùng:

Quả và cây – Fructus et Herba Fragariae.

Nơi sống và thu hái:

Cây nhập nội được trồng nhiều ở Đà Lạt và ngoại thành Hà Nội.

Thành phần hoá học:

Quả chứa acid malic và citric. Màu đỏ của quả là do sự hiện diện của pelargonidin 3-galactoside; lá chứa ellagitanin; thân rễ chứa 12-14% tanin và fragarol.

Tính vị, tác dụng:

Quả có vị se, có tác dụng lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Quả thường dùng để ăn tươi, làm mát, chế rượu xirô, dùng uống bổ. Có thể dùng trị sỏi, tê thấp, thống phong. Thân rễ được dùng thay thế Cà phê ở vùng Kashmia (Ấn Độ). Nước hãm lá dùng trị ỉa chảy và bệnh đường tiết niệu.