Gắm


Gắm, Gắm là gì, công dụng của Gắm, cách sử dụng Gắm

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên tiếng Việt: Rau bép, Rau ranh, Bét, Gắm

Tên khoa học: Gnetum montanum Markgr.

Họ: Gnetaceae

Công dụng: Lá, cụm hoa, quả cũng dùng để ăn như Gắm cây. Thân còn được dùng chữa phong tê thấp, đau nhức cơ thể như loài dây gắm.

 

A. Mô tả cây 

Cây gắm là một loại dây mọc leo trên các cây to tới 10-12m, thân rất nhiều mấu. Lá mọc đối hình trứng, thuôn, dài tới 30cm, rộng 12cm. Hoa khác gốc. Nón đực mọc thành chùm dài 8cm ở các mấu cành, phân nhánh 2 lần. Nón cái gồm nhiều “hoa”: Mọc vòng từ 20 hoa một. Quả có cuống ngắn, dài 12-26mm, rộng 11-13mm, bóng, trên phủ một lớp như sáp.

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như rừng Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây đều có gặp. Thường người ta dùng quả để ăn, dây để làm chạc hay thừng buộc thuyền bè và làm thuốc.

C.Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

D.Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc giải các chất độc như bị sơn ăn, ngộ độc. Còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Ngày dùng 15 đến 20 hay 30g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.