Tên khác cây dây gắm
Dây gắm Còn được gọi là dây sót, dây mấu, dây gắm lót, cây vương tôn.
Tên khoa học :
- Cnetum montanum Mgf
- Thuộc họ Dây gắm Gnetaceae.
Hình dáng :
- Dây leo mọc cao, thân dài đến 10-12m.
- Thân to, phình lên ở các đốt.
- Quả có cuống ngắn, bóng, mặt ngoài phủ một lớp sáp, khi chín có màu vàng ( Hình Minh Họa)
- Hạt to. Cây ra hoa tháng 6-8
Cây Dây Gắm
Bộ phận dùng làm thuốc:
- Rễ và dây đều dùng làm thuốc
- Hạt ăn được. Dầu hạt dùng xoa bóp điều trị tê thấp
Nơi sống và thu hái:
- Cây mọc hoang ở rừng núi cao, đặc biệt là cá tỉnh miền núi phía Bắc. Cây thân dây quấn vào các cây rừng và mọc lên rất cao.
- Rễ và dây rửa sạch, thái mỏng, phơi khô là vị thuốc điều trị xương khớp và hỗ trợ cho bệnh nhân mắc Gout rất tốt.
Tính vị, tác dụng:
Dây gắm (Vương Tôn) có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.
Công dụng dây gắm :
Vậy dây gắm điều trị bệnh gì ? Sau đây là một số tác dụng của dây gắm:
- Hạ axit uric máu, giảm đau, giảm sưng ở cả hai nhóm bệnh gút mạn và gút cấp.
- Hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp, đau nhức xương khớp.
- Rễ gắm còn được dùng điều trị kinh nguyệt không đều.
- Lá gắm giã đắp điều trị rắn cắn.
- Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, điều trị phong tê thấp
- Dùng trong trường hợp: Sản hậu mòn, giải các chất độc.
- Dây gắm còn được dùng làm thuốc điều trị sốt và sốt rét.
Cây Dây Gắm Khô
Đối tượng sử dụng :
- Người mắc bệnh gút mãn và cấp tính, người có lượng axit uric trong máu cao.
- Người già bị đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi
- Người bệnh thấp khớp
- Người bị rắn cắn
- Người bị sốt rét
- Phụ nữ sau khi sinh
Cách dùng dây gắm :
- Liều dùng 15-20g có thể đến 30g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống.
- Để điều trị thấp khớp, người ta thường phối hợp với các vị thuốc khác ngâm rượu uống.
- Ở Ấn Độ, dầu hạt cây Dây gắm dùng xoa bóp điều trị bệnh tê thấp
- Phương thuốc điều trị phong thấp đau nhức xương khớp khá hiệu quả từ Cây dây gắm gồm các vị sau:
- Rễ gắm, Vỏ chân chim (hay còn gọi là cây: Ngũ gia bì) , Cốt toái bổ, Hy thiêm, Ngưu tất, Thạch lựu, mỗi vị 4 lạng,
- Cẩu tích 8 lạng, Tỳ giải 5 lạng. lá Ké đầu ngựa, Quán chúng, mỗi vị 2 lạng 5 đồng cân
- Các vị sấy khô tán bột làm viên, uống dần với rượu hay nước Gừng hoặc ngâm rượu.
- Cũng có thể dùng 1/10 lượng trên, sắc uống.
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa mỗi người