Chuối rừng


Chuối rừng, Chuối rừng là gì, công dụng của Chuối rừng, cách sử dụng Chuối rừng

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên tiếng Việt: Chuối rừng, Cuổi đông, Mạy duốc (Tày), Co phí vẹc (Thái), Prít (Kdong)

Tên khoa học: Musa acuminata Colla

Họ: Musaceae

Công dụng: Cầm máu (Lõi thân đắp). An thai (Rễ). Chữa ỉa chảy, đau dạ dày (Vỏ quả sắc uống). Phù thận (Hạt). Sỏi đường tiết niệu (Quả).

Chuối rừng hay còn gọi là chuối hoang nhọn có tên quốc tế là Musa acuminata Colla. Cây mọc hoang ở các thung lũng và sườn núi. Rễ thu hái quanh năm. Vỏ lấy ở những quả đã chín vàng, phơi khô. Từ cây lấy rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu.

A. Mô tả cây:

Cây có thân giả cao tới 3-4m; lá có phiến dài, mặt dưới có thể màu tía; cuống xanh có sọc đỏ; buồng mọc ngang hay thông, số nải ít hơn 10, mo quấn lên. Quả có xu hướng vểnh lên trên, vỏ quả vàng, thịt trắng hay vàng, có thể có hột tròn dẹp.

B. Bộ phận dùng:

Rễ, vỏ quả, lõi thân – Radix Exocarpium et Caulis Musae Acuminatae.

C. Nơi sống và thu hái:

Cây mọc hoang ở các thung lũng và sườn núi. Rễ thu hái quanh năm. Vỏ lấy ở những quả đã chín vàng, phơi khô.

D. Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu. Thường dùng 10-20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc. Vỏ quả 4-8g sắc nước uống.
  • Người ta cũng dùng thân giả của chuối rừng làm rau ăn. Bóc lớp bẹ lá già bên ngoài, lấy phần non bên trong, thái nhỏ ngâm nước cho bớt chát để ăn ghém, xào hoặc muối dưa.
  • Còn bắp chuối cùng bóc bỏ các mo già, thái phần non ngâm nước, rửa nhiều lần cho bớt chát, làm nộm, xào ăn.
  • Thân rễ (củ) chứa nhiều bột, sau khi cạo bỏ vỏ ngoài, thái nhỏ, có thể nấu canh hay xào ăn.

E. Ghi chú:

Còn loài Chuối sợi – Musa textilis Née, có thân giả cao 4-6cm, có thớ rất chắc, có chồi; lá có phiến to, dày, cứng; quả có 3 cạnh, chứa đầy hạt. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng để lấy sợi ở các thân giả. Quả của nó không ăn được. Rễ cũng được sử dụng làm thuốc trị giun.